Hệ sinh thái Trồng trọt - thực vật

Kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái

  • by mr.T 08/06/2020
  • 2,904

Hướng dẫn bón phân NPK cho cây ăn trái qua từng giai đoạn phát triển và sinh trưởng, lượng phân bón NPK sẽ được bón thay đổi theo tỷ lệ thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây. 

Xem: Phân bón NPK là gì?

1. Thời kỳ cây ăn trái còn nhỏ, chưa cho trái:

– Nhu cầu dinh dưỡng: cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi.

– Loại phân bón: cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Ví dụ NPK 20-20-15, NPK Lotufert 15-30-15…

– Cách bón:

+ Phân lân: thực hiện bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa;

+ Phân đạm và phân kali: nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.

2. Đối với cây ăn trái trong giai đoạn cho trái, nên chia làm 4 lần bón chính, cụ thể:

2.1. Thời kỳ cây ăn trái chưa ra bông:

– Nhu cầu dinh dưỡng: cần đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để cây duy trì sức sống tươi tốt, chuẩn bị cho việc ra hoa, đậu trái.

– Phân bón: bón nhiều phân NPK với hàm lượng phân lân và kali cao và giảm phân đạm (bón thừa đạm sẽ khiến cho cây ra tược, khó ra hoa). Ví dụ: NPK Lotufert 15-30-15

2.2. Thời kỳ cây ăn trái ra bông và nuôi trái:

– Nhu cầu dinh dưỡng: cây cần rất nhiều chất dinh dưỡng để duy trì và phát triển ổn định, nhằm tránh cho cây mất sức trong việc tập trung nuôi bông và nuôi trái

– Phân bón: bón phân NPK với lượng phân bón đầy đủ. Trong giai đoạn này, cây ăn trái cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng trái. Ví dụ: NPK 15-5-25, NPK 19-9-19, NPK 20-10-10…

2.3. Thời điểm cây ăn trái trước khi thu hoạch:

– Nhu cầu dinh dưỡng: Cần chất dinh dưỡng giúp trái cây tăng chất lượng, màu sắc, giúp trái ngon và đẹp mắt.

– Phân bón: tập trung bổ sung kali, lưu ý không bón đạm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, có thể phun phân kali qua lá. Ví dụ: NPK Lotufert 10-0-46…

– Cách bón: Cách bón phân NPK thường được bón trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng trước khi thu hoạch.

2.4. Thời điểm cây ăn trái sau thu hoạch:

– Nhu cầu dinh dưỡng: cây cần phục hồi.

– Phân bón: cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Do đó, việc cung cấp đủ đạm và lân từ phân bón NPK sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh….Ví dụ: NPK 20-20-15, NPK Lotufert 15-30-15…

3. Kỹ thuật bón phân NPK cho cây ăn trái đạt hiệu quả cho năng suất cao

Để giúp cây có thể hấp thu tối đa được nguồn dinh dưỡng có trong phân bón, bà con nên lưu ý bên cạnh yếu tố kết cấu đất, chất lượng phân bón còn phụ thuộc vào kỹ thuật bón phân.

Bón phân NPK cho cây ăn trái đúng cách sẽ giúp tiết kiệm lượng phân bón mà cây vẫn đạt hiệu quả, cho năng suất cao. Dưới đây là kỹ thuật bón phân NPK để đạt hiệu quả:

– Bón phân NPK theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m: vì rễ cây ăn trái ở phần gần gốc không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới thực sự đảm nhận chức năng hút dinh dưỡng tốt nhất từ môi trường đất. 

– Xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân vì phân bón NPK rất dễ bị mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm. Tuy nhiên, tránh gây tổn thương cho rễ cây ăn trái.

– Cần thực hiện tưới đủ nước sau khi bón phân để giúp phân tan và cung cấp nước cho cây. Nếu bón phân NPK mà không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón, phân sẽ bốc hơi và mất đi một lượng chất dinh dưỡng.

– Không nên bón phân NPK khi trời quá nắng hoặc mưa to kéo dài.

– Nếu vùng đất không bằng phẳng bạn có thể rắc nhiều phân ở phía trên cao, nơi thấp rắc ít hơn sẽ tốt hơn.


Bạn đang xem bài viết tại chuyên mục Trồng trọt - thực vật của Website Trung Trịnh. Nếu thấy bổ ích, hãy bấm like và share để chia sẻ cho mọi người cùng xem nhé!

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT KHÁC