Danh mục khác Mẹo vặt đời sống

Tổng hợp các loại rau củ cho người đau dạ dày, trào ngược dạ dày

  • by mr.T 29/05/2020
  • 1,773

Các loại rau củ cho người dạ dày, trào ngược. Việc có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tình trạng dạ dày, trào ngược tốt hơn. Chống và chữa đau dạ dày tốt nhất không phải là uống thuốc, mà là có một chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây, Trung Trinh .Com sẽ giới thiệu đến các bạn những loại rau, củ tốt cho người bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày, kể cả những người chưa bị thì sử dụng sẽ rất tốt cho dạ dày, luôn có một bao tử khỏe mạnh.

Các loại củ cho người đau dạ dày, trào ngược dạ dày

1. Củ cà rốt

Cà rốt là loại củ đặc biệt giàu beta-carotene, vitamin K, chất xơ, kali và các chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe dạ dày và đường tiêu hóa. Đồng thời có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa khác như rối loạn dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.

Các món ngon chế biết từ cà rốt như canh hầm, món xào, luộc, hấp, nước ép.

Khoai lang là một trong những loại rau củ cho người dạ dày

2. Củ khoai lang

củ khoai lang tốt cho dạ dày

Khoai lang có chứa nhiều loại vitamin B, C, beta-carotene, canxi giúp kiểm soát tốt lượng axit dạ dày. Đồng thời làm giảm đau, làm dịu nhẹ các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ, buồn nôn, đau rát thượng vị… Khoai lang còn có chứa lượng chất xơ dồi dào có công dụng lớn giúp ngừa bệnh táo bón.

Bạn có thể luộc, hấp khoai lang hoặc chế biến thành món chè, canh nấu sườn. Khoai lang là một loại rau củ cho người dạ dày trào ngược được dùng thường xuyên do tính sẵn có và dễ ăn, dễ chế biến.

3. Củ khoai tây

Trong khoai tây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất mang nhiều lợi ích cho cơ thể như các loại vitamin A, B, canxi, photpho, sắt, kali, chất xơ và protein. Khoai tây giúp hấp thụ axit dư thừa trong dạ dày, tạo điều kiện làm lành vết loét và tổn thương dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, khoai tây còn có khả năng kháng khuẩn giúp ức chế phát triển vi khuẩn gây hại trong dạ dày.

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tình trạng dạ dày, trào ngược tốt hơn, nhưng không thể giúp kiểm soát bệnh. Người bệnh dạ dày, trào ngược vẫn cần có phương pháp điều trị phù hợp. Tuân thủ theo chỉ định thuốc Tây Y của bác sĩ cũng là một điều nên làm. Song song với đó, bạn có thể kết hợp với các sản phẩm từ tự nhiên. Việc kết hợp có thể giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của các thuốc tây.


Các loại rau tốt cho dạ dày

1. Rau cải bẹ xanh

Rau cải bẹ xanh giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó còn giúp ổn định tiêu hóa, giảm khó tiêu và cảm giác kích thích ở đường ruột. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ tốt trong xuất huyết dạ dày.

Đây là loại rau có vị hơi cay, đắng. Bạn có thể chế biến các món canh, xào trong bữa ăn sẽ tốt cho người trào ngược.

2. Lá mơ

Lá mơ là một trong những bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến. Lá mơ có tác dụng giảm viêm, giảm ăn uống khó tiêu ở bệnh dạ dày. Lá mơ cũng rất tốt cho người đại tràng. Đây được coi là cách giảm đau dạ dày tự nhiên, an toàn và hiệu quả.

Lá mơ là loại rau gia vị thường được ăn kèm với các thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, thịt trâu. Hoặc rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Uống liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm đầy chướng bụng, khó tiêu.

3. Rau bắp cải

Trong rau bắp cải có chứa một nguồn chất xơ tốt và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, B6, folate, thiamin, canxi, sắt, magie, kali… Rau cải giúp làm lành vết loét, đặc biệt là trong các trường hợp loét dạ dày, ruột, giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày.

Nên chế biến rau cải bằng cách luộc hoặc làm nước ép sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Bổ sung rau bắp cải vào khẩu phần ăn hằng ngày mang lại lợi ích cho người viêm, loét dạ dày.

súp lơ là loại rau củ cho người dạ dày

4. Súp lơ xanh

súp lơ xanh trị dà dày tốt

Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh, chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin… vitamin, folate… có lợi cho sức khỏe người bệnh trào ngược. Sulforaphane trong súp lơ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP).

Súp lơ xanh có thể chế biến thành các món luộc, canh, món hầm, món xào hoặc làm salad.

5. Rau thì là

Rau thì là được biết đến như một nguồn giàu chất xơ, vitamin. Đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày. Nhờ đó, bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh xâm hại và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.

Rau thì là thường được chế biến bằng cách thêm vào vào các món canh, món xào, chả cả, chả thịt…

6. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi chứa ít calo và chất béo nhưng lại chứa một lượng lớn các vitamin, khoáng chất. Các chất chống oxy hóa và chất xơ trong rau mồng tơi giúp làm giảm các cơn đau dạ dày.

Chất nhầy trong rau giúp kích thích nhu động ruột. Cùng với hàm lượng chất xơ, rau mồng tơi giúp tăng cường tiêu hóa, giảm gánh nặng tiêu hóa trên dạ dày.

Rau mồng tơi có thể chế biến thành các món canh, xào, món luộc.

7. Rau tía tô

Toàn cây tía tô có chứa tinh dầu gồm terillaldehyd, limonen, dihydrocumin và các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm. Các chất trên giúp làm lành vết loét, liền sẹo, hạn chế tiết axit quá mức. Từ đó giúp giảm cơn đau dạ dày thực quản.

Tía tô được chế biến bằng cách thêm vào món xào, món nấu, thêm vào cháo.

8. Rau xà lách

Rau xà lách có thành phần dinh dưỡng bao gồm vitamin, chất xơ, khoáng chất. Xà lách giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó giúp giảm gánh nặng tiêu hóa tại dạ dày, tốt cho người dạ dày, trào ngược.

Bên cạnh những lợi ích trên, rau xà lách còn giúp giải nhiệt, làm đẹp da, giảm cân, phòng ngừa ung thư. Đối với người bệnh dạ dày không nên ăn rau sống, bạn có thể chế biến bằng cách trộn dầu giấm hoặc làm món canh.


Bạn đang xem bài viết tại chuyên mục Mẹo vặt đời sống của Website Trung Trịnh. Nếu thấy bổ ích, hãy bấm like và share để chia sẻ cho mọi người cùng xem nhé!

BÌNH LUẬN

BÀI VIẾT KHÁC